Tìm hiểu về mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản

Không ít lao động khi bắt đầu đăng ký tham gia chương trình chỉ có nguyện vọng phỏng vấn ở một ngành nghề nhất định vì đã từng có người quen tham gia giới thiệu. Vì nghĩ rằng ngành nghề công việc đó sẽ có mức lương cao hơn, thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, không thể khẳng định được ngành nghề gì sẽ có mức thu nhập cao hơn và thực tế thu nhập của lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

  1. Mức lương cơ bản theo vùng

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định mức lương cơ bản theo vùng trong đó có Nhật Bản và Việt Nam. Tại Nhật Bản, mức lương cơ bản theo vùng sẽ được điều chỉnh vào khoảng tháng 10 hàng năm và thông thường mức lương cơ bản sẽ điều chỉnh theo hướng tăng, mặc dù vậy mức tăng là không nhiều.

Lương cơ bản là một trong những căn cứ để doanh nghiệp quyết định mức lương chi trả cho người lao động. Theo quy định của pháp luật, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu tại vùng, nơi mà lao động đang làm việc. Mức lương tại mỗi vùng sẽ khác nhau thường có sự chênh lệch nhất định. Xét tổng quan, tại các vùng đô thị lớn như Tokyo và các vùng lân cận, thu nhập và mức sống của người dân cao, mức sinh hoạt phí cao hơn thì ở vùng đó sẽ có mức lương cơ bản cao hơn. Ngược lại, tại các vùng xa trung tâm thì mức lương cơ bản sẽ thấp hơn, cùng với đó là mức sống, sinh hoạt phí sẽ thấp hơn.

  1. Mối quan hệ giữa ngành nghề công việc và mức lương

Trong cùng một vùng làm việc, lao động dù làm việc trong các ngành nghề khác nhau như điện tử, thực phẩm, cơ khí….nhưng có cùng cấp bậc công việc (đều là cấp bậc thực tập sinh, không so sánh thực tập sinh với các cấp bậc khác như kỹ sư, quản lý…) thì mức lương cơ bản ký hợp đồng dù có chênh lệch nhau nhưng sự chênh lệch là không nhiều.

Vậy cùng ngành nghề, cùng tỉnh làm việc liệu có mức lương cơ bản cao hơn hay không?

Thực tế là có nhưng những trường hợp như vậy không nhiều. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có kết quả tốt và đạt lợi nhuận ổn định, hoặc công ty muốn sử dụng mức đãi ngộ tốt để thu hút nguồn nhân lực tốt thì người lao động sẽ có cơ hội đạt được mức thu nhập cao.

Riêng nghành nghề xây dựng, xuất phát từ đặc thù công việc đòi hỏi nhiều thể lực và áp lực công việc cao cùng với nhu cầu tuyển dụng lao động cao nên mức lương cơ bản đang có xu hướng tăng mạnh hơn so với các ngành nghề khác. Trong cùng một vùng, cùng tỉnh làm việc thì ngành nghề xây dựng có thể có mức lương cơ bản cao hơn từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng

  1. Tăng ca giúp tăng thu nhập cho người lao động

Thu nhập của lao động được tạo thành từ 2 yếu tố cơ bản đó là lương cơ bản và tăng ca. Như đã đề cập ở phần trên, lương cơ bản của các ngành nghề công việc ở cùng tỉnh làm việc thì có sự chênh lệnh không lớn. Ở những tỉnh có mức lương cơ bản cao hơn thì các khoản sinh hoạt phí như là tiền nhà thường sẽ cao hơn.

Để đạt được mức thu nhập cao, người lao động cần có mức lương cơ bản ở mức khá, chi phí tiền nhà không quá cao đặc biệt là việc được bố trí nhiều thời gian làm thêm. Bên cạnh đó, việc công ty áp dụng chế độ làm việc ca đêm cũng là một yếu tố giúp gia tăng thu nhập của người lao động. Tùy theo việc làm theo vào ngày hành chính, ngày nghỉ, ca đêm hoặc ngày lễ mà mức lương của lao động có thể tăng từ 25% đến 200%.

  1. Vậy ngành nghề nào sẽ có nhiều tăng ca?

Một số quan điểm cho rằng ngành nghề thực phẩm sẽ tăng ca nhiều, hoặc ngành nghề cơ khí, điện tử, may mặc, xây dựng…sẽ có tăng ca nhiều là những quan điểm không hoàn toàn chính xác.

Ở bất kỳ đâu, chẳng hạn ngay tại Việt Nam, đều là công ty thực phẩm, hoặc đều là công ty may mặc nhưng vẫn có những công ty tăng ca nhiều, có công ty lại tăng ca ít. Việc lao động được bố trí tăng ca nhiều hay ít phụ thuộc vào việc công ty co sản xuất kinh doanh tốt hay không, có nhiều đơn đặt hàng của khách hàng hay không. Nó còn phụ thuộc vào tỷ lệ cơ cấu giữa số lượng lao động và khối lượng công việc. Cùng một khối lượng công việc cố định nhưng công ty tính toán kế hoạch nhân sự không hợp lý mà tuyển dụng quá nhiều nhân công thì khối lượng công việc chia cho mỗi người sẽ ít. Nếu công ty tuyển dụng không đủ nhân công cần thiết thì lao động sẽ cần tăng ca làm thêm nhiều, thậm chí quá nhiều để đảm bảo tiến độ đơn hàng cho khách.

Chuyện tăng ca đối với lao động cũng không chỉ phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mà còn phụ thuộc vào chính bản thân người lao động. Khi có yêu cầu tăng ca từ phía công ty nhưng từ phía người lao động chưa cho công ty, người quản lý của công ty thấy được sự sẵn sàng của lao động thì cơ hội tăng ca sẽ được dành sang cho người khác. Yếu tố để xác định sự sẵn sàng của lao động là cả một quá trình thông qua những thời điểm tăng ca trước đây hoặc thậm chí những thời điểm không có tăng ca thì lao động có sự tập trung trong công việc hay không, có hay để xảy ra sai sót hay không, khả năng giao tiếp trao đổi trong công việc của lao động có tốt hay không.

Lao động cũng nên biết thêm, vấn đề tăng ca của công ty sẽ không thể hiện trên hợp đồng, công ty không thể tính toán và đảm bảo được sẽ bố trí được bao nhiêu thời gian tăng ca cho người lao động, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan.

Hơn hết, khi lựa chọn đơn hàng, lao động cần tìm hiểu kỹ, sau đó biết tổng hợp, phân tích các thông tin đã được tư vấn để xác định được đơn hàng phù hợp. Rất khó để lựa chọn được một đơn hàng mà mọi yếu tố đều phù hợp với mong muốn của bản thân, từ lương cơ bản cao, làm công việc mình thích, ở gần người quen bên Nhật… Hãy lựa chọn một đơn hàng phù hợp với bản thân thay vì cố gắng tìm ra một đơn hàng tốt nhất.

Các bạn quan tâm đến chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, nếu còn băn khoăn vấn đề gì thì xin hãy liên lạc với nhân viên SEN VÀNG để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. SEN VÀNG luôn sẵn sàng là cầu nối giúp lao động chinh phục mục tiêu đi lao động tại Nhật Bản !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *