Bị xử lý như thế nào nếu phá vỡ hợp đồng XKLĐ

Đi xuất khẩu lao động sang Nhật hiện nay có 2 loại hợp đồng chủ yếu là ngắn hạn (1 năm) và dài hạn ( 3 năm trở lên). 100% số người lao động tìm tới các công ty XKLĐ đều tự nguyện đăng ký tham gia đơn hàng, tuy nhiên thực trạng một số thực tập sinh tự ý bỏ giữa chừng và phá vỡ hợp đồng trước lúc xuất cảnh vẫn tồn tại. Lý do nào khiến họ quyết định như vậy và hướng giải quyết như thế nào? Mời các bạn cùng SEN VÀNG tìm hiểu thêm nhé.

Khái niệm về hợp đồng lao động

hợp đồng xuất khẩu lao động  Phá bỏ hợp đồng xuất khẩu lao động thực tập sinh sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại Nhật Bản, người lao động nước ngoài có nguy cơ cao bị trục xuất khỏi đất nước này nếu bị coi là có những hành vi gây nhiễu loạn trật tự quản lý, những hành vi vi phạm kiểm soát nhập cảnh hoặc đe dọa lợi ích, an ninh. Theo điều 24 của Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản quy định, người có hành vi dưới đây sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đồng thời sẽ bị cưỡng chế trục xuất:

+ Tiến hành các hoạt động sai với mục đích lưu trú đã được cho phép: Những người có tư cách lưu trú tại Nhật Bản nhưng sau khi nhập cảnh Nhật Bản lại tham gia vào các hoạt động không nằm trong nội dung được cho phép của tư cách lưu trú đó.

+ Ở quá hạn bất hợp pháp: Những người còn ở lại bất hợp pháp sau thời gian được phép cư trú.

+ Vượt biên bất hợp pháp vào Nhật Bản: Những người nước ngoài không có hộ chiếu hoặc sổ tay thuyền viên vào Nhật Bản qua con đường bất hợp pháp như vượt biển,…

+ Nhập cảnh bất hợp pháp: Những người dùng thủ đoạn gian dối để nhập cảnh vào Nhật Bản. Ví dụ như sử dụng giấy tờ giả, hộ chiếu giả,…

+ Vi phạm luật Hình sự: Những người nước ngoài vi phạm luật hình sự của Nhật Bản đã bị kết án. Ví dụ như phạm tội buôn bán, tàng trữ ma túy; trộm cắp tài sản,…

Thực tập sinh tự ý bỏ trốn ra ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản

Như vậy, những thực tập sinh phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động đã vi phạm hành vi “ Tiến hành các hoạt động sai với mục đích lưu trú đã được cho phép”. Cụ thể, thực tập sinh kỹ năng tự ý bỏ trốn ra ngoài làm các công việc khác,…Những thực tập sinh bỏ trốn sẽ bị từ chối không được nhập cảnh trở lại Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Ngoài ra, mọi thông tin của TTS kỹ năng bỏ trốn đều được lưu vào hồ sơ thực tập sinh của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Do vậy, khi xin tư cách lưu trú, để quay trở lại Nhật để du học, du lịch, thăm người thân bên Nhật,…những TTS bỏ trốn sẽ không được cấp.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng TTS tự ý phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động có rất nhiều. Tuy nhiên, Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín SEN VÀNG chỉ liệt kê những nguyên chính mà thường gặp nhất như dưới đây:

+ Thực tập sinh không đáp ứng được yêu cầu công việc

+ Mức thu nhập không ổn định, ít việc làm thêm

+ Vi phạm nội quy, quy định ở nơi làm việc, lo sợ bị trục xuất nên bỏ trốn

+ Không thích nghi với môi trường sống và làm việc

+ Mâu thuẫn với quản lý, đồng nghiệp

+ Có ý đồ bỏ trốn ra ngoài làm việc từ trước.

+ Bị dụ dỗ lôi kéo ra ngoài làm việc với mức lương cao

Việc phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động sẽ gây thiệt hại cho công ty phái cử, nghiệp đoàn và cho chính bản thân người lao động. Cho dù đó là nguyên nhân xuất phát từ đâu thì việc phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động là điều không ai mong muốn, ảnh hưởng quyền lợi cho các bên liên quan. Thực tập sinh mất đi cơ hội làm việc và số tiền bỏ ra trước đó. Công ty phái cử tại Việt Nam mất sự uy tín. Doanh nghiệp Nhật Bản thiếu người làm việc và phải bỏ thời gian và chi phí tìm người khác thay thế.

tts phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động Hướng khắc phục tình trạng TTS phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động

Bất kỳ thực tập sinh nào khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều mong muốn sau khi sang Nhật sẽ có một công việc ổn định với mức lương cao. Tuy nhiên, để đạt được ý nguyện như vậy, thực tập sinh cần phải nỗ lực cố gắng rất nhiều. Bên cạnh đó, thực tập sinh cần phải:

– Tìm hiểu thật kỹ công việc cụ thể sau khi sang Nhật. Công việc đó có phù hợp với sức khỏe và trình độ của bản thân không? Có yêu thích công việc đó không? Nhằm tránh trường hợp sau khi sang Nhật chán nản, không muốn tiếp tục làm việc.

– Xác định tâm lý rõ ràng. Con đường đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không phải là một màu hồng. Thực tập sinh phải xác định sang Nhật là phải nỗ lực chăm chỉ làm việc.

– Tuân thủ mọi nội quy, quy định tại nơi làm việc và nơi cư trú.

– Thay đổi để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn: Những thói quen xấu cần phải loại bỏ, tiếp thu những cái văn minh để phù hợp với cuộc sống mới sau khi sang Nhật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *